Social Icons

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Tại sao phải phẫu thuật chỉnh hô móm?

 phau-thuat-chinh-hinh-ho-mom
Hình 1.1 : Trước và sau khi phẫu thuật chỉnh hình – móm
Là phẫu thuật chỉnh hình can thiệp trực tiếp vào xương hàm để đưa tương quan hai hàm về vị trí tối ưu để đạt được chức năng và thẩm mỹ.
Tùy từng trường hợp sai hình xương nặng hay nhẹ mà có thể phẫu thuật xương hàm trên, xương hàm dưới, hoặc kết hợp cả hai hàm
Có thể kết hợp phẫu thuật tạo hình cằm để đạt được chức năng thẩm mỹ tối ưu.
Phẫu thuật  xương hàm trên theo đường cắt Lefort I, xương hàm dưới theo đường cắt chẻ dọc cành cao kết hợp với đường cắt tạo hình cằm có thể điều trị được tất cả các thể sai hình xương, rối loạn khớp cắn và biến dạng mặt. phau thuat chinh hinh

Tại sao phải phẫu thuật chỉnh hình?

Bệnh nhân thường tìm đến phẫu thuật chỉnh hình xương hàm lý do đầu tiên là vấn đề thẩm mỹ. Những bệnh nhân này bị sai hình xương hàm gây ra những biến dạng mặt không thẩm mĩ: hô, móm, cằm lẹm, cằm dài, cằm lệch, xương hàm bị lệch làm cho khuôn mặt mất cân xứng. Hơn nữa, những bệnh nhân này thường kèm theo những lệch lạc về răng, khớp cắn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm, nuốt.
Phẫu thuật chỉnh hình sẽ mang lại kết quả tuyệt vời không những cải thiện được về mặt chức năng của răng, khớp cắn, xương hàm mà còn mang lại kết quả thẩm mỹ hơn cả sự mong đợi chỉ sau hơn 2 giờ phẫu thuật. Sử dụng đường rạch phẫu thuật trong miệng nên hoàn toàn không để lại sẹo bên ngoài gây mất thẩm mỹ. Có thể kết hợp với các đường cắt xương góc hàm để tạo ra gương mặt trái xoan, hoặc V-line theo yêu cầu thẩm mỹ của từng bệnh nhân. phau thuat chinh hinh

Những trường hợp có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình

Những trường hợp sai hình xương gây ra biến dạng mặt, lệch lạc khớp cắn ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ mà không thể cải thiện được bằng phương pháp chỉnh nha đơn thuần. Bệnh nhân được phẫu thuật chỉnh hình phải trên 17 tuổi, khi đó xương hàm đã qua giai đoạn phát triển nên không bị tái phát sau phẫu thuật chỉnh hình.

Các phương pháp phẫu thuật chỉnh hình

  • Xương hàm trên: Phẫu thuật xương hàm trên được cắt theo đường Lefort I
phau-thuat-chinh-hinh-ho-mom0
Hình 1.2: Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trên 
  • Xương hàm dưới: có hai phương pháp thường áp dụng hiện nay: cắt cành cao theo chiều đứng VRO (Vertical Ramus Osteotomy) và cắt chẻ dọc cành cao BSSO (Bilateral ramus Sagital Split Osteotomy). Phương pháp VRO không tác động lên khớp thái dương hàm nên không ảnh hưởng lên khớp nhưng bất tiện là phải cố định liên hàm từ 6-8 tuần, gây khó khăn cho bệnh nhân trong ăn uống và giao tiếp, trong khi phương pháp BSSO được áp dụng phổ biến hơn vì không cần cố định liên hàm hoặc chỉ cố định trong khoảng thời gian ngắn. phau thuat chinh hinhphau-thuat-chinh-hinh-ho-mom2
Hình 1.3: Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm dưới
  • Phẫu thuật chỉnh hình – tạo hình cằm
Là phẫu thuật cắt và trượt xương tại vị trí vùng cằm để tạo hình dạng cằm theo mong muốn. Được chỉ định đối với những trường hợp cằm lẹm, cằm dài, cằm ngắn, cằm to. Tùy theo đường cắt xương đối với từng trường hợp mà có thể tạo được cằm thon gọn và nhọn theo mong muốn của từng bệnh nhân.phau thuat chinh hinh
phau-thuat-chinh-hinh-ho-mom2
Hình 1.4 : Phẫu thuật chỉnh hình – tạo cằm
Thạc sĩ.Bác sĩ: Nguyễn Văn Tuấn
                                                          Khoa phẫu thuật hàm mặt BV RHM TW TP Hồ Chí Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text